Đăng nhập

Cổng thông tin điện tử Huyện Gia Lộc

23/4/2023  |  English  |  中文

UBND huyện triển khai phương án sản xuất vụ đông 2018- 2019

...

Là địa phương có truyền thống trồng rau màu lớn của tỉnh, ngoài cấy lúa, hàng năm huyện Gia Lộc còn thâm canh rau màu với diện tích lên tới trên 6000 ha , trong đó có 3200 ha cây rau màu vụ đông, gần 3000 ha rau màu vụ Xuân và Hè - Thu, như vụ đông năm 2017- 2018 toàn huyện đã gieo trồng 3174 ha trong đó diện tích trồng cây Su hào gần 700 ha, Cải bắp gần 1000 ha, Cải các loại 400 ha, còn lại là các cây rau màu khác. Do sản xuất nông nghiệp thường gặp nhiều khó khăm, may rủi phụ thuộc nhiều vào thời tiết, giá cả thị trường, được mùa mất giá, mất mùa được giá… lên nông dân Gia Lộc đã phải đúc rút kinh nghiệm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, mở rộng diện tích cây rau màu sớm, trồng cây rau màu thị trường ưa chuộng cho giá trị kinh tế cao, áp dụng các biện pháp che phủ lilon cho cây giống cũng như cây trồng đề hạn chế nắng, mưa gây thiệt hại, một số hộ có điều kiện kinh phí làm nhà màng nhà lưới để thâm canh cây rau củ, quả cho giá trị kinh tế cao, đảm bảo rau sạch, an toàn. Sản lượng từ vụ đông đạt trên 74 ngàn tấn đạt giá trị trên 400 tỷ đồng. Chính do nhu cầu sản xuất, tiêu thụ rau màu mà những năm gần đây tại các địa phương trong huyện từng bước hình thành một số vùng sản xuất rau màu tập trung. Đến nay toàn huyện đã quy hoạch được 69 vùng với tổng diện tích 1342 ha, trong đó có 61 vùng rau màu tập trung ở 11 xã với tổng diện tích 1027 ha, tập trung nhiều ở các xã: Toàn Thắng 9 vùng 126 ha, Đoàn Thượng 9 vùng 140 ha, Gia Xuyên 6 vùng 115 ha, Phạm Trấn 6 vùng 120 ha, Nhật Tân 6 vùng 123 ha còn lại các xã khác có từ 3-4 vùng với diện tích 50- 70 ha. Diện tích Đào hoa 125 ha tập trung ở các xã Gia Xuyên, Liên Hồng, Gia Tân. Các hình thức liên kết trong sản xuất được hình thành đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, trên địa bàn huyện Gia Lộc có khoảng trên 400 cá nhân, tổ nhóm, HTX dịch vụ, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Nhiều mô hình liên kết mang lại hiệu quả kinh tế cao như: HTX Tân Minh Đức xã Phạm Trấn hợp đồng bao tiêu 40 – 50% sản lượng rau màu vụ đông cho toàn xã; tổ hợp tác thôn Lúa xã Đoàn Thượng bao tiêu toàn bộ diện tích trên 33 ha rau màu của thôn; Công ty Hưng Việt hợp đồng bao tiêu hàng năm khoảng 40- 60 ha cây Súp lơ ngoài ra hàng năm Công ty Hưng Việt còn thu mua, tiêu thụ trên 2000 tần rau củ quả các loại để tiêu thụ tại các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, các Công ty, nhà trường và các tỉnh thành trong nước, thuê đất trồng từ 10- 60 ha ha rau củ quả, cây giống trong nhà màng nhà lưới, 2 ha rau muống cung cấp cho bếp ăn của công ty và một số doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, Huyện Gia Lộc đã chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể của huyện, các HTX dịch vụ NN hướng dẫn thực hiện xây dựng và hình thành một số mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, rau sạch tại các địa phương như Lê Lợi, Đoàn Thượng, Gia Xuyên, Toàn Thắng, Hoàng Diệu…

Để hình thành, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông sản bền vững. Trên cơ sở kết quả đạt được từ những năm trước, từ vụ đông 2018- 2019 toàn bộ diện tích rau màu của huyện Gia Lộc phải sản xuất theo hướng an toàn, cần chú ý mở rộng diện tích sản xuất gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm, quy hoạch thêm 3 vùng sản xuất theo quy trình VIETGAP với tổng diện tích 24 ha để đưa tổng diện tích toàn huyện lên trên 78 ha. Tiếp tục duy trì và phát triển các vùng chuyên canh đã quy hoạch như vùng Bắp cải ở Gia Xuyên, Phạm Trấn Lê Lợi, Gia Lương, Su hào tại Nhật Tân, Phạm Trấn, Lê Lợi, Toàn Thắng, Đoàn Thượng. Vùng Bầu, Mướp, Bí, Cải Dưa tại Hồng Hưng Thống Kênh… Có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phát huy vai trò của HTX dịch vụ nông nghiệp trong việc liên kết hợp tác, cung cấp các dịch vụ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả việc liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình, hình thành các chuỗi sản xuất từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện cơ giới hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Hướng dẫn các địa phương, đơn vị sản xuất xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản của huyện Gia Lộc. Thường xuyên dự báo thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa nông sản theo tháng hoặc theo mùa để người dân, doanh nghiệp chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường, tránh tình trạng “được mùa rớt giá, được giá mất mùa”

 Căn cứ truyền thống thâm canh rau màu vụ đông và quỹ đất của các địa phương. Theo kế hoạch sản xuất vụ đông năm nay 2018- 2019 UBND huyện xây dựng phương án triển khai đến các địa phương. Theo kế hoạch vụ đông năm nay  toàn huyện phấn đấu gieo trồng từ 3100 ha trở lên, đạt giá trị sản xuất trên 387 tỷ đồng, mỗi ha đạt 125 triệu đồng. Về thời vụ tăng diện tích trà sớm thời gian gieo trồng từ 21/8- 5/10, giảm diện tích trà trung thời gian trồng từ 6/10 – 15/11, trà muộn trồng từ 16/11 đến 10/12.

 Về giống. các HTX dịch vụ NN hưỡng dấn các hộ nông lân lựa chọn các loại giống tốt, giống lai mới của các công ty có thương hiệu có năng xuất, chất lượng, chống chịu tốt với thời tiết cũng như sâu bệnh, thời gian sinh trưởng ngắn, dễ tiêu thụ. Đối với trà sớm lên sử dụng các giống chịu nhiệt như Ngô Nếp lai HN 88, ADI 800, Dưa hấu, Dưa chuột, Dưa lê chất lượng cao, Cải bắp Sakata, Phù sa, VL560, Su hào chịu nhiệt B40, B 39, của Hàn Quốc, Cà chua VL 597, 510, 2004, 2000, ớt, bí xanh, bí ngô. Trà chính vụ và trà muộn sử dụng các giống chịu lạnh như Bắp cải NS Gross, Sakata, Su hào Takiss Nhật Bản, Súp lơ xanh Mỹ, VL1506, 1509.

Đối với sản xuất vụ đông khâu làm đất là khâu quan trọng trong sản xuất, cần giải phóng nhanh với phương châm sáng lúa chiều rau, do đắc điểm thời tiết hay có mưa lớn, mưa nhiều lên tăng cường áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu để đất khỏi bị gí, trồng cây đã ươm bầu, sử dụng khum che lilon che để hạn chế thiệt hại, do các cây rau củ quả vụ đông có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng lại cho năng xuất cao, vì vậy cần đầu tư phân bón đúng kỹ thuật của từng loại cây, bón phân cân đối NPK, tăng cường bón phân chuồng, phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học, bón lót nhiều, bón thúc sớm, bón bổ sung sau khi mưa , đối với trà trung và trà muộn tăng lượng phân lân, ka li cho cây để tăng khả năng chống chịu với thời tiết và sâu bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ đông 2018- 2019 cả về diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất. UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện cần tập trung phối hợp giữa các ngành chức năng hướng dẫn các HTX dịch vụ NN và các hộ xã viên làm tốt công tác tưới tiêu, phòng trừ các loại sâu bệnh cho rau màu, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để các tổ chức cá nhân đầu tư cho sản xuất, nhất là áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất như che phủ lilon, nhà màng , nhà lưới, tưới phun mưa, nhỏ giọt, liên doanh liên kết từ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đến thời điển này toàn huyện đã gieo trồng được gần 900 ha cây vụ đông, trà rau màu hè thu và trà mùa sớm chuẩn bị cho thu hoạch đó là điều kiện thuận lợi để huyện nhà hoàn thành chỉ tiêu gieo trồng từ 1800 ha trà rau màu cực sớm và trà sớm trong tháng 9/2018 . /.

                                             Hồ Sỹ Tin