Trong những năm qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hôi đã được truyền tải đến các đối tượng thụ hưởng được kịp thời, an toàn, hiệu quả góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đến ngày 31/10/2021, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện đạt gần 280 tỷ đồng. Trong đó: nguồn vốn từ ngân sách huyện chuyển sang NHCSXH để thực hiện chương trình tín dụng chính sách là 700 triệu đồng, tăng 300 triệu đồng so với đầu năm, đạt 50% chỉ tiêu kế hoạch được giao.
10 tháng đầu năm 2021 đã giúp cho trên 1.750 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ thuộc đối tượng chính sách khác được tiếp cận với vốn vay phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống được cải thiện, từng bước vươn lên thoát nghèo và khôi phục hoạt động sản xuất do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách trên địa bàn. Đặc biệt đối với các chương trình dự án cho vay giải quyết việc làm nhằm hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế: mô hình "Thanh niên lập nghiệp", mô hình "Tổ hợp tác xã", mô hình “Làng nghề truyền thống”… tạo thêm việc làm ổn định cho người lao động. Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục thường xuyên dành sự quan tâm đối với công tác tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện nhà, thông qua việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác vào NHCSXH. Hằng năm, cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nghiên cứu xây dựng Đề án Hỗ trợ nguồn vốn giải quyết việc làm từ ngân sách địa phương. Thực hiện công tác điều tra, rà soát, thống kê và thường xuyên cập nhật dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tuợng chính sách khác tại địa phương làm cơ sở để cho vay vốn tín dụng chính sách, đảm bảo kịp thời, đúng đổi tuợng. Tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng, lồng ghép mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới của địa phương với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội./.
Quang Tiệp